Các vật ký sinh thường gặp ở mèo – Phần 1

Các vật ký sinh thường gặp ở mèo

Vật ký sinh được định nghĩa là những sinh vật sống bên trong cơ thể hoặc sống trên cơ thể của một sinh vật khác, được gọi là vật chủ, và lấy chất dinh dưỡng của vật chủ để sinh trưởng và sinh sản, ngoài ra còn gây bệnh cho vật chủ.

Ở mèo, các vật ký sinh được chia thành 2 nhóm chính: nội ký sinhngoại ký sinh. Đúng như tên gọi của nó, các vật ký sinh thuộc nhóm nội ký sinh sẽ sống và lấy chất dinh dưỡng của vật chủ (mèo) ở bên trong như trong tim (giun tim), trong hệ đường ruột (sán dây), còn các vật ký sinh thuộc nhóm ngoại kí sinh có thể kể đến là mọt, bọ ve, bọ chét.

Phòng tránh vật ký sinh là chìa khóa để mèo khỏe mạnh, và có hiểu biết cơ bản nhất về vật ký sinh ở mèo có thể giúp bảo vệ mèo tránh khỏi một số căn bệnh nguy hiểm.

Một số ngoại ký sinh tiêu biểu, thường thấy ở mèo

Bọ chét

Bọ chét là loài côn trùng nhỏ sống trên da của mèo, hút máu mèo làm chất dinh dưỡng và gây ngứa ngáy, khó chịu cho mèo. Chúng là một trong những loài ký sinh phổ biến nhất và nguy hiểm nhất ở mèo vì có thể là vật trung gian truyền nhiễm một số bệnh nghiêm trọng thông qua những vết cắn. Các bệnh truyền nhiễm có thể kể đến như nhiễm sán dây hoặc nhiễm vi khuẩn.

Bất kì con mèo nào cũng có khả năng bị bọ chét ký sinh nhưng những con mèo sống ngoài đường hoặc sống chung với mèo khác thường xuyên đi ra ngoài hay sống trong các hộ gia đình có nhiều thú cưng có khả năng bị lây bọ chét cao hơn. Mèo được biết đến là một loài có thể giấu mình bị lây bọ chét, tuy nhiên cũng có một vài dấu hiệu nhận biết như: liên tục gãi, liếm, hoặc cắn một vùng da trên cơ thể.

Tuy nhiên, nhiễm bọ chét rất dễ điều trị nếu phát hiện. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng điều trị tại chỗ an toàn mà chủ có thể lấy được từ bác sĩ thú y kèm theo những chỉ dẫn về cách sử dụng và liều lượng sử dụng. Ngoài ra, có một loại vòng cổ có thể đuổi bọ chét cũng rất hữu ích. Cuối cùng, có thể cho mèo ăn những loại thuốc tiêu diệt bọ chét theo dạng uống có thể điều trị phần nào sự lây nhiễm bọ chét.

Bọ ve

Bọ ve là loài con ký sinh trùng họ nhện, có thân dạng quả trứng và có 8 chân, kích thước dao động từ 1 mm tới 1 cm. Chúng khá phổ biến ở những khu vực tập trung nhiều về động vật hoang dã, và đây là lý do khiến cho mèo dễ bị lây nhiễm bọ ve. Chúng hoạt động quanh năm, nhưng vào mùa thu và mùa xuân là thời điểm chúng hoạt động mạnh nhất, và những con mèo có nguy cơ bị lây nhiễm bọ ve cao nhất. Bọ ve nguy hiểm vì chúng là vật trung gian truyền nhiễm bệnh Lyme và gây nhiễm khuẩn Mycoplasma, ở trường hợp tệ hơn, nếu bị bọ ve cắn thì người cũng có thể dính 2 căn bệnh này.

Bọ ve rất dễ phát hiện vì chúng khá lớn. Bạn có thể kiểm tra các vết nhô lên khi trượt dài bàn tay trên vùng cơ thể của mèo, thường được tìm thấy ở vùng đầu, cổ, tai và chân.

Hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều phương pháp đuổi ve. Đa dạng từ các biện pháp đuổi ve không kê đơn như thuốc bôi tại chỗ hay vòng cổ cho đến các phương pháp điều trị theo toa do bác sĩ thú y cung cấp. Một điều lưu ý là không nên sử dụng các sản phẩm diệt bọ ve và bọ chét được thiết kế cho chó trên mèo vì chúng có thể gây độc.

Mọt

Mọt là một loài ký sinh có kích thước nhỏ, có hình dáng giống nhện con, thường ký sinh trên da hoặc trong lỗ tai của mèo. Một vài triệu chứng thường thấy khi bị chúng ký sinh như ngứa, các triệu chứng về da kèm theo nhiễm trùng da. Một trong những loài mọt phổ biến nhất ở mèo là mọt tai, thường được tìm thấy ở khoang tai của mèo nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở những vùng da khác trên cơ thể. Một số loại mọt khác có thể gây bệnh ghẻ ở mèo và nhiễm trùng trombiculosis.

Những triệu chứng thường thấy nhất ở mèo khi bị lây nhiễm mọt: gãi, lắc đầu, liếm hoặc cắn. Những hành động trên có thể dẫn đến xước da, tạo vảy, viêm da và rụng lông không kiểm soát.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa mọt ở mèo là điều trị bằng thuốc chống vật ký sinh, theo dõi và chải lông thường xuyên cho mèo. Nếu phát hiện mèo có những triệu chứng bị mọt ký sinh, hướng giải quyết tốt nhất là liên hệ với bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị thích hợp.

Một số nội ký sinh tiêu biểu, thường thấy ở mèo

Giardia

Giardia duodenalis là sinh vật ký sinh đơn bào, chúng ký sinh bằng cách gắn bản thân vào vùng ruột của mèo và gây nên bệnh giardia. Sinh vật này không phải là giun, vi khuẩn hay virus, sinh vật này được gọi là ký sinh trùng đơn bào. Mèo bị nhiễm trùng đơn bào này do tiêu hóa chúng ở thể u nang, thường được tìm thấy trong phân của những động vật bị nhiễm bệnh khác.

Mèo bị bệnh giardia có thể bị tiêu chảy, phân có mỡ và bị sụt cân. Phân nhão hoặc chảy nước, có một chút màu xanh lá và có chứa máu. Chất nhầy dư thừa thường gặp trong phân. Tiêu chảy có thể mạn tính hoặc tái phát. Những con mèo bị ảnh hưởng có thể bị giảm hoạt động hơn và có thể sốt.

Nếu mèo được chẩn đoán là mắc bệnh giardia, bác sĩ thú y sẽ xác định quá trình điều trị và kê đơn các loại thuốc cần thiết để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng kèm theo thuốc bổ sung cho tình trạng mất nước do tiêu chảy nếu có. Khử trùng môi trường và vệ sinh tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nhiễm giardia.

Coccidia (bệnh cầu trùng)

Isospora felis Isospora rivolta là những ký sinh trùng thể đơn bào gây ra một căn bệnh truyền nhiễm gọi chung là Coccidia (bệnh cầu trùng). Mèo mắc bệnh này thường bị nhiễm ký sinh do tiêu hóa chúng ở thể u nang được tìm thấy trong phân mèo mang bệnh, hoặc ăn phải những động vật khác mang nang (như chuột hoặc ruồi) hay ăn phải thức ăn dính đất nơi có sẵn u nang của chủng kí sinh này. Những loài thường thấy và là tác nhân gây bệnh Coccidia (bệnh cầu trùng) ở mèo không thể lây nhiễm cho người.

Hầu hết những con mèo mang bệnh CoccidiaI (bệnh cầu trùng) không có triệu chứng lâm sàng khi mắc phải. Tuy nhiên, mèo con hoặc mèo trưởng thành có hệ thống miễn dịch suy giảm có thể có những triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy cấp, mất nước, nôn mửa và suy giảm khẩu vị ăn uống. CoccidiaI (bệnh cầu trùng) chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra toàn diện phân của đối tượng.

Trong trường hợp mèo được chẩn đoán là mắc bệnh CoccidiaI (bệnh cầu trùng), bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc có thành phần chống ký sinh trùng cụ thể để điều trị bệnh và bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để khắc phục hậu quả để lại từ các triệu chứng nhưng hầu hết các con mèo mắc bệnh sẽ không cần.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.thesprucepets.com/fleas-and-your-cat-552346 
  2. https://www.pestworld.org/pest-guide/fleas/cat-flea 
  3. https://pets.webmd.com/cats/guide/flea-prevention#1 
  4. https://www.bluecross.org.uk/pet-advice/cats-and-ticks 
  5. https://vcahospitals.com/know-your-pet/ticks-in-cats 
  6. http://www.vetstreet.com/dr-marty-becker/have-a-mangy-cat-5-mites-that-can-frustrate-your-feline 
  7. https://pets.webmd.com/cats/cat-mange-scabies#2 
  8. https://www.vets4pets.com/pet-health-advice/cat-advice/mites-and-your-cat/ 
  9. ttps://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/cornell-feline-health-center/
  10. https://vcahospitals.com/know-your-pet/giardia-in-cats 
  11. https://vcahospitals.com/know-your-pet/coccidiosis-in-cats
  12. https://www.thesprucepets.com/coccidia-in-cats-5070430 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.