Bạn là một kỹ thuật viên phòng lab?
Bạn đang tìm kiếm giải pháp để tránh sai sót trong thao tác pipet? Bạn muốn giảm thiểu sai sót do các yếu tố chủ quan, do hư hỏng thiết bị, điều kiện môi trường… thì bài viết này là dành cho bạn.
Trong bài viết này, NKTBIO chúng tôi sẽ liệt kê 10 cách phổ biến để các kỹ thuật viên giảm thiểu những sai sót trong thao tác pipet, đảm bảo kết quả thực hiện chính xác hơn.
1. Làm sạch và kiểm tra kỹ lưỡng pipet hằng ngày
Vệ sinh sạch pipet trước và sau khi sử dụng hằng ngày, để đảm bảo pipet không bị nhiễm bẩn. Bên cạnh đó, phải kiểm tra pipet thường xuyên để đảm bảo chắc chắn rằng chúng không bị hư hỏng trước khi được sử dụng.
2. Kiểm tra định kỳ pipet 6 tháng/ lần
Tình trạng pipet có ảnh hưởng lớn đến việc kết quả có chính xác hay không. Vì vậy, nên kiểm tra định kỳ pipet trung bình 6 tháng /1 lần hoặc lâu hơn để đảm bảo pipet vẫn đang tình trạng hoạt động ổn định. Việc hiệu chỉnh pipet được thực hiện bằng cách tháo rời pipet, chỉnh lại các thông số và thay thế bộ phận bị hỏng,.. Việc làm này hoàn toàn có thể thực hiện tại phòng lab, hoặc có thể gửi đến trung tâm hiệu chuẩn có uy tín và chất lượng.
3. Sử dụng pipet đúng cách
Nếu bạn là người mới sử dụng pipet hoặc đã sử dụng lâu năm muốn cải thiện kỹ năng của mình thì bạn cần thực hiện theo những bước sau:
– Luyện tập hút pipet chậm rãi và mượt mà
– Làm ướt đầu tip pipet trước khi hút dung dịch
– Hút dung dịch ở chiều thẳng đứng và thả dung dịch ra ở góc 45 độ
– Trong suốt quá trình hút dung dịch cần nhúng sâu từ từ đầu tip vào dung dịch.
– Chạm vào thành tube để thả giọt cuối cùng còn sót trong tip
4. Sử dụng loại pipet thích hợp
Chọn thể tích cây pipet gần với thể tích dung dịch bạn cần muốn hút và xả. Độ chính xác càng cao khi độ lệch giữa thể tích tối thiểu của pipet và thể tích bạn cần hút càng nhỏ.
Ví dụ: Bạn cần hút 15 ul, bạn nên chọn cây pipet với thể tích 20 ul thay vì chọn cây pipet thể tích 1 ml.
5. Nhất quán điều kiện môi trường
Trong quá trình thao tác pipet, các yếu tố như nhiệt độ, áp suất và độ ẩm không khí cần được đồng nhất và nhất quán,.. Điều kiện môi trường không nhất quán sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả vì dung dịch dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi môi trường.
6. Hiệu chỉnh lại pipet phù hợp điều kiện môi trường
Khuyến cáo nên hiệu chỉnh lại pipet và các thiết bị xét nghiệm khác khi chúng di chuyển sang một địa điểm có điều kiện môi trường và nhiệt độ khác địa điểm trước đó. Thực hiện điều này sẽ giúp giảm thiểu sai sót kết quả bởi các yếu tố môi trường.
7. Giữ pipet an toàn
Thao tác pipet ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xét nghiệm, vì thế bạn cần phải giữ gìn pipet cẩn thận. Không nên cầm pipet nếu không sử dụng và đặt chúng trên bàn làm việc; luôn đặt pipet ở vị trí thẳng đứng.
8. Nghỉ ngơi
Tinh thần thư giãn, thoải mái thì thao tác sẽ tốt hơn, kết quả chính xác hơn. Ngược lại, nếu mệt mỏi, tinh thần không ổn định thường dẫn đến sự cẩu thả và gây sai sót. Vì thế, nếu bạn thực hiện xét nghiệm trong thời gian dài thì nên nghỉ ngơi để hạn chế những sai sót không đáng có nhé.
9. Thay đầu tip mới thường xuyên
Khuyến khích nên sử dụng đầu tip mới cho mỗi lần hút dung dịch test mới. Việc sử dụng cùng đầu tip cho những thử nghiệm khác nhau sẽ dễ gây nhiễm chéo giữa các mẫu. Vì thế, nên thay đầu tip cho mỗi lần hút các dung dịch mẫu thử khác nhau, giảm thiểu nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến kết quả.
10. Rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện thường xuyên
Giống như mọi kỹ năng khác, để trở nên thành thạo trong việc sử dụng pipet cũng cần rèn luyện. Rèn luyện thường xuyên sẽ quen tay, từ đó sẽ giảm thiểu được sai sót, kết quả thực hiện chính xác và đáng tin cậy hơn.
Nguồn tham khảo: www.pipettes.com