Real-time PCR: giải pháp sinh học phân tử phát hiện bệnh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS)  có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh hoặc trong quá trình chăm sóc sơ sinh sau sinh gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não… cho mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ về GBS.

Tổng quan về liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn Gram dương sống tự nhiên trong đường tiêu hóa và hậu môn của người lớn. Tuy nhiên, GBS có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo các nghiên cứu, khoảng 10-30% phụ nữ mang thai đều bị nhiễm GBS ở âm đạo, trực tràng của phụ nữ mang thai. Do đó, tất cả sản phụ nên được tầm soát GBS thường quy khi thai 36 tuần đến 37 tuần 6 ngày (đối với đơn thai) hoặc 32-34 tuần (đối với đa thai).

Cấu trúc liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc loài Streptococcus agalactiae. Dưới kính hiển vi, vi khuẩn có hình cầu hoặc hình trứng và sắp xếp thành chuỗi. Kích thước của GBS dao động từ 0,5 đến 1,5 micron.Vách tế bào của GBS được tạo thành bởi peptidoglycan, acid teichoic và acid lipoteichoic. Những thành phần này đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc của vi khuẩn và bảo vệ nó khỏi các tác động bên ngoài. Vách tế bào cũng chứa các protein bề mặt, có nhiệm vụ gắn kết GBS với các tế bào và mô của vật chủ; giúp chúng tránh được hệ miễn dịch của vật chủ.

GBS chứa vỏ nang (capsule), đó là một lớp đặc dày polysaccharide bao quanh vi khuẩn. Lớp vỏ nang này giúp vi khuẩn tránh được hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách ngăn chặn việc nhận diện và sự thực bào (phagocytosis). Vỏ nang GBS chứa 10 loại khác nhau (Ia, Ib, II-IX) dựa trên cấu trúc của các polysaccharide tương ứng. Bên trong vi khuẩn GBS chứa màng tế bào chất, đó là một lớp lipid kép ngăn cách tế bào chất với môi trường bên ngoài. Tế bào chất của GBS chứa nhiều enzyme, protein và nucleic acid khác nhau, tham gia vào chuyển hóa tế bào, sao chép và phiên mã.

Group-B-strep-clindamycin-resistant
Hình 1. Hình ảnh 3D của liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS)

Dịch tễ

Theo các nghiên cứu dịch tễ học, Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một trong những loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và biến chứng trong thai kỳ và sơ sinh ở khắp nơi trên thế giới. Trên thế giới, nhiễm GBS là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và biến chứng ở trẻ sơ sinh. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 320.000 trẻ sơ sinh mắc nhiễm GBS, trong đó khoảng 90.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, tình trạng nhiễm GBS ở phụ nữ mang thai khá phổ biến, với tỷ lệ nhiễm từ 10-40%, tuy nhiên chưa có số liệu chính thức cập nhật về tình trạng nhiễm GBS trong sơ sinh.

Lâm sàng

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng và biến chứng trong thai kỳ và sơ sinh. Triệu chứng của nhiễm GBS có thể khác nhau đối với sản phụ và trẻ sơ sinh.

Sản phụ

Hầu hết sản phụ thường không có biểu hiện gì khi bị nhiễm GBS. Một số trường hợp GBS gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung. Vi khuẩn GBS chứa nhiều men phospholipid A2 để tổng hợp prostaglandin E2 gây sẩy thai, thai lưu, vỡ ối sớm, sinh non,…; gây viêm nhiễm các tổn thương đường sinh dục khi chuyển dạ.

Trẻ sơ sinh

                  Bệnh cảnh

Đặc điểm

Nhiễm GBS khởi phát sớm

Nhiễm GBS khởi phát muộn

Khởi phát Trong vòng 7 ngày sau sinh, thường biểu hiện triệu chứng trong vòng 12-48 giờ sau sinh Từ 7 ngày sau khi sinh đến 2-3 tháng tuổi
Nguyên nhân Do lây truyền từ mẹ sang con khi chuyển dạ và/hoặc khi sinh, do thai hít hoặc nuốt dịch ối, dịch âm đạo; tổn thương da khi đi qua đường sinh dục của mẹ Do lây truyền từ mẹ sang con

Do mắc phải từ môi trường bệnh viện

Do mắc phải từ cộng đồng

Bệnh cảnh lâm sàng Nhiễm trùng huyết

Viêm phổi

Viêm màng não (ít gặp)

Nhiễm trùng huyết

Viêm màng não

Nhiễm trùng các tạng hoặc mô mềm (ít gặp)

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán nhiễm GBS trong thai kỳ rất quan trọng để có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán GBS trong thai kỳ:

  • Cấy định danh GBS dịch âm đạo và kháng sinh đồ.
  • PCR dịch âm đạo và hậu môn: xét nghiệm sinh học phân tử GBS Real-time PCR. Phương pháp này có độ nhạy cao và thời gian trả kết nhanh hơn so với phương pháp cấy truyền thống.

Giải pháp của chúng tôi

Công ty TNHH Khoa học NKTBIO đang cung cấp dòng AccuPid GBS Detection Kit Hãng Khoa Thương – Việt Nam) được sử dụng trong xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Streptococcus nhóm B (Streptococcus agalactiae) trong các mẫu bệnh phẩm dịch phết âm đạo – trực tràng. Kết quả của xét nghiệm này phải được phân tích cùng với tất cả các kết quả xét nghiệm miễn dịch hay lâm sàng khác.

AccuPid GBS Detection Kit
Hình 2. Bộ hóa chất phát hiện vi khuẩn Streptococcus nhóm B của hãng sản xuất Khoa Thương: AccuPid GBS Detection Kit.

Nếu cần hỗ trợ tư vấn hoặc đặt mua sản phẩm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Công ty TNHH Khoa học NKTBIO
VPGD: Số 60, đường số 13, Khu Dân cư Bình Hưng, Ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Hotline: 028.3636.5898
Email: info@nktbioco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.