Các bệnh thường gặp trên mèo (phần 1) – Bệnh suy hô hấp cấp (URI) ở mèo

Bệnh suy hô hấp cấp ở mèo (URI) là gì?

URI – upper respiratory infection (suy hô hấp cấp) là một cụm từ dùng chung cho sự giảm hô hấp cấp tính ở mèo do một hay nhiều tác nhân, trong đó có virus và vi khuẩn. Triệu chứng cho căn bệnh này bao gồm sự nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh về đường hô hấp phức tạp (upper respiratory disease complex – URD). Chủng virus gây bệnh thường gặp nhất ở mèo là Herpesvirus – type 1 (còn được biết tới là virus gây viêm khí quản ở mèo FVR – feline viral rhinotracheitis) và chủng calicivirus (FCV – feline calicivirus). Ngoài ra, với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, một số chủng vi khuẩn gây nên bệnh suy hô hấp cấp thường gặp bao gồm Bordetella bronchiseptica (B. bronchiseptica) Chlamydophila felis (C. felis).

Hình 1. Hình ảnh mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus

FVR và FCV là hai nguyên nhân chính cho hơn 90% ca bệnh suy hô hấp. Một số tác nhân gây bệnh khác có thể kể đến là mycoplasma, hoặc feline reovirus.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh suy hô hấp cấp ở mèo 

Các triệu chứng phổ biến và dễ nhận diện bệnh URI thường liên quan tới mũi và họng. Triệu chứng bao gồm hắt hơi, nghẹt mũi, viêm kết mạc (viêm màng lót mí mắt) và chảy dịch từ mũi hoặc mắt, dịch chảy ra có thể trong hoặc có thể có mủ (có màu đục và có chứa mủ). Đối với FVR và FCV, mèo có thể bị loét ở miệng. 

Hình 2. Mèo bị suy hô hấp cấp (URI)

Một số triệu chứng khác có thể khi mèo mắc bệnh này bao gồm biếng ăn, hôn mê, sốt cao, hạch bạch huyết sưng to, co thắt não (lác mắt). Trong một vào trường hợp nghiêm trọng, mèo có thể bị khó thở.

Các hình thức lây nhiễm bệnh URI ở mèo

Tác nhân gây bệnh URI ở mèo là virus và vi khuẩn thường rất dễ lây lan. Một con mèo bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh cho mèo khỏe thông qua các hạt truyền nhiễm tồn tại trong nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi hoặc mắt. Những con mèo nhạy cảm có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với một con mèo bị nhiễm bệnh, hoặc do tiếp xúc với môi trường sống đã bị nhiễm vật chất truyền nhiễm ví dụ như bát đựng thức ăn, nước uống, hộp vệ sinh, đồ chơi hoặc giường ngủ. 

Hầu hết các trường hợp liên quan đến tiếp xúc trực tiếp do virus và vi khuẩn gây bệnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong môi trường và có thể dễ dàng bị tiêu diệt bằng các phương pháp khử trùng thích hợp.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng FVR chỉ có thể sống bên ngoài cơ thể vật chủ dưới 18 tiếng nhưng FCV lại tồn tại tới 10 ngày. Tuy nhiên có thể tiêu diệt cả 2 loại virus này bằng dung dịch chất tẩy trắng pha loãng.

Suy hô hấp cấp ở mèo thường kéo dài trong bao lâu?

Khi mèo đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh thì nó sẽ trải qua quá trình ủ bệnh kéo dài từ 2 – 10 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng. Nếu sự phơi nhiễm không có diễn biến phức tạp, triệu chứng sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày.  Tuy nhiên vẫn có một số ca nhiễm có thời gian kéo dài hơn, hơn 21 ngày. Trong thời gian này, con mèo bị nhiễm có thể lây nhiễm cho những con mèo xung quanh.

Đối với FVR, những con mèo bị nhiễm sẽ trở thành mạn tính, tức sẽ mang bệnh này suốt đời. Một vài trường hợp mèo bị nhiễm FVR, stress (có thể do phải trải qua các cuộc tiểu phẫu, các căn bệnh khác, sự thay đổi về môi trường sống, v..v…) có thể là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển của virus. 

Đối với FCV, phân nửa số mèo mắc bệnh sẽ trở thành vật mang bệnh. Trong một vài trường hợp, hiện tượng mèo mang bệnh chỉ kéo dài vài tháng. Tuy nhiên, một số ca hi hữu thì mèo mang bệnh suốt đời. Với những ca hi hữu này, mèo có thể đã kháng lại được bệnh nhưng vẫn là nguồn lây nhiễm FCV đối với các cá thể xung quanh.

Cách chẩn đoán bệnh 

Bệnh suy hô hấp cấp ở mèo phần lớn được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình. Mặc dù không thực sự cần thiết phải xác định tác nhân gây bệnh là gì nhưng đối với các thể mắc bệnh đang mang thai hoặc có phản ứng kém với thuốc điều trị thì cần phải xác định rõ tác nhân gây bệnh. 

  • Nếu tác nhân gây bệnh là virus: tiến hành chẩn đoán bằng cách thu nhận mẫu là các tế bào và các dịch tiết ra từ mũi, mắt, hay sau cuống họng. 
  • Nếu tác nhân gây bệnh là C. felis (vi khuẩn) thì có thể xác định bằng cách thu nhận mẫu thông qua nạo kết mạc (mẫu lấy từ mắt bằng dao mổ, kết hợp thuốc tê và/hoặc thuốc an thần tại chỗ).
  • Nếu sự phơi nhiễm đã di căn tới phổi, mẫu được thu nhận để xét nghiệm thông qua phương pháp rửa khí quản (truyền dịch vô trùng qua phổi và thu nhận dịch rửa).

Điều trị bệnh

Đa số các ca bệnh suy hô hấp cấp không phức tạp sẽ được điều trị dựa trên các triệu chứng tại nhà hoặc bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt cho mèo nếu có hiện tượng chảy mủ mắt. Có thể tác nhân gây bệnh là do phơi nhiễm virus và virus không đáp ứng với thuốc kháng khuẩn nhưng thuốc kháng khuẩn phổ rộng có thể được kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp làm biến chứng bệnh, đặc biệt là ở mèo con. Với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella hay Chlamydophila, phải sử dụng những loại thuốc kháng sinh chuyên biệt dùng để điều trị 2 chủng vi khuẩn này.

Đối với các trường hợp mèo bị nghẹt mũi hoặc tắc nghẽn đường thở, có thể điều trị bằng cách tăng độ ẩm trong môi trường. Một cách khá phổ biến là đưa vào phòng tắm có hơi nước trong 10 – 15 phút, nhiều lần một ngày. Một số trường hợp bệnh có chuyển biến xấu (chảy nước mũi nghiêm trọng, các mô mũi bị đau,…) sẽ được điều trị bằng biện pháp nhỏ mũi. Để giảm thiểu kích ứng do nước mũi chảy ra, nên lau mặt mèo hoặc mắt mèo bằng khăn giấy ẩm. Một triệu chứng khá phổ biến là mèo sẽ bị chán ăn do sự suy giảm khứu giác. Và với trường hợp này thì nên sử dụng đồ ăn đóng hộp ngon miệng để kích thích sự thèm ăn của mèo hoặc có thể dùng kèm với thuốc kích thích sự thèm ăn.

Kết luận

Tóm lại, suy hô hấp cấp là một bệnh nguy hiểm ở mèo gây nên bởi 2 tác nhân chính là FCV và FVR kèm 1 vài chủng vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, mèo có thể sẽ mang bệnh suốt dòng đời, tuy ở giai đoạn này không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn là một vật chủ chứa tác nhân gây bệnh và có nguy cơ lây lan sang các con mèo khác.

Khi mèo có vài triệu chứng lâm sàng như sổ mũi dai dẳng, biếng ăn, chảy dịch đọng mủ, mắt chảy nước và đỏ són,… thì nên đi chẩn đoán bệnh để kịp thời điều trị.

Nguồn tham khảo:

  1. Feline Upper Respiratory Infection
    (Feline Upper Respiratory Infection | PAWS)
  2. Feline Upper Respiratory Infection
    (Feline Upper Respiratory Infection | VCA Animal Hospital (vcahospitals.com))

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.