Bệnh HP (Helicobacter pylori) dạ dày (Phần 1)

Giới thiệu

Helicobacter pylori trước đây có tên Campylobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhầy trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Khoảng 90-95% các trường hợp loét tá tràng và 70-75% các trường hợp loét dạ dày được cho là do nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Từ năm 1994, H. pylori đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm I các tác nhân gây ung thư dạ dày, với hai dạng phổ biến là u lympho (lymphoma) và ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma).

Tổng quan 

Các chủng H. pylori khác nhau có thể có độc tính khác nhau trong quá trình gây bệnh trên người. Nhiều gene của H. pylori được chọn để phát hiện sự hiện diện cũng như để đánh giá độc tính của vi khuẩn này trong bệnh phẩm như các gene rRNA 16S, cagA, vacA, urease, iceA và babA đã được xác định. Trong đó, hai gene cagA (cytotoxin-associated gene) và vacA (vacuolating toxin gene) được quan tâm nhiều nhất vì sản phẩm của chúng được coi là hai yếu tố độc lực đặc trưng có khả năng gây bệnh của vi khuẩn này.

Cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn HP tiết ra một loại men hủy hoại lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Điều này tạo cơ hội để axit tấn công vào niêm mạc dẫn đến các tổn thương tại đây. 

Vi khuẩn HP có khả năng sản xuất ra độc tố làm thoái hóa và hoại tử tế bào của dạ dày, làm tiền đề để axit có thể thẩm thấu vào thành dạ dày gây ra các ổ viêm loét.

Nguyên nhân lây nhiễm

–  Lây nhiễm qua đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng bị nhiễm là rất cao, do những thói quen sinh hoạt như ăn uống chung, sài bàn chải đánh răng chung, hôn nhau, mẹ mớm cơm cho con…

–  Lây nhiễm qua đường phân – miệng: Vi khuẩn được đào thải qua phân và là nguồn lây lan cho cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP. 

–  Lây nhiễm qua các con đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…chưa được tiệt trùng, khử khuẩn sạch sẽ.

Triệu chứng 

Những người nhiễm vi khuẩn HP thường có những triệu chứng chung như sau: 

  • Đau từng cơn hoặc đau âm ỉ vùng bụng 
  • Đau thượng vị
  • Ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt 
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Sụt cân bất thường
  • Cảm giác khó nuốt khi ăn uống 
  • Nôn ra máu, đi đại tiện có lẫn máu
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Mặt tái nhợt
  • Đau bụng dữ dội 

Ngoài những triệu chứng nêu trên, tùy vào sức khỏe của từng người và mức độ mạnh yếu của vi khuẩn trong cơ thể người bệnh mà có thể có thêm những triệu chứng khác.

Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

  • Xét nghiệm mô học: Mô đường tiêu hóa sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm vi khuẩn HP
  • Xét nghiệm urease nhanh: nhằm phát hiện urease trong mẫu mô đường tiêu hóa do vi khuẩn H. pylori sản xuất ra.
  • Nuôi cấy: Đây là phương pháp vàng trong chẩn đoán bệnh, đạt hiệu quả lên đến 100% với xét nghiệm này bác sĩ điều trị có thể đánh giá luôn loại kháng sinh nào có khả năng điều trị thành công cao nhất cho người bệnh. Tuy nhiên kết quả phải mất vài tuần mới có.
  • Xét nghiệm hơi thở ure: Phương pháp không xâm lấn, nhanh chóng có kết quả độ chính xác khá cao. 
  • PCR (phản ứng chuỗi polymerase): Đây là phương pháp thường hay sử dụng nhất cùng với xét nghiệm hơi thở ure để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị. Cho kết quả nhanh chóng và không xâm lấn.

Nhược điểm lớn nhất của những phương pháp như xét nghiệm mô học, xét nghiệm urease nhanh, xét nghiệm hơi thở ure là không thể phân biệt được chủng H.pylori độc và không độc. Trong khi đó, phương pháp PCR ngoài việc dùng để phát hiện H. pylori với độ nhạy và đặc hiệu cao, còn được dùng để phân biệt những chủng H. pylori độc và không độc. Ngoài ra, xét nghiệm hơi thở ure không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ mà thay vào đó là sử dụng xét nghiệm PCR lấy mẫu bệnh phẩm là phân.

Bộ kit xét nghiệm PCR của hãng Khoa Thương – Việt Nam

AccuPid H.pylori Detection Kit dựa trên real-time PCR, nhận biết vùng gene urease đặc trưng của vi khuẩn này. Kit mang nhiều ưu điểm: dễ thực hiện, độ đặc hiệu và độ nhạy cao, có chứng nội và các đối chứng khác kiểm soát khả năng dương tính giả hay âm tính giả từng mẫu.

AccuPid H. pylori Genotyping Kit được sử dụng trong xét nghiệm phát hiện và định type gene cagA và vacA trong vật liệu di truyền (DNA) của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).

Tổng kết: Bệnh HP dạ dày là một bệnh rất nguy hiểm có nhiều chủng và nhiều biến chứng, khi mắc bệnh rồi để chữa trị khỏi hoàn toàn cũng là một việc rất phức tạp. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra vacxin phòng ngừa khuẩn HP. Chúng ta chỉ có thể tự bảo vệ mình, nếu trong gia đình có người thân mắc viêm dạ dày HP, ta nên tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn thông qua nước bọt và dịch tiết đường tiêu hóa, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không ăn những thức ăn sống, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn… Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần với người khỏe mạnh và 6 tháng/lần với người đang mang mầm bệnh.

Tài liệu tham khảo

[1] Các xét nghiệm dạ dày tìm vi khuẩn HP phổ biến hiện nay, MEDLATEC
https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-xet-nghiem-da-day-tim-vi-khuan-hp-pho-bien-hien-nay-s58-n26500
[2] Vi khuẩn HP là gì, Lây qua đường nào? Bệnh viện VinMec
https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/vi-khuan-hp-la-gi-lay-qua-duong-nao/
[3] AccuPid H. pylori Genotyping Kit và AccuPid H.pylori Detection Kit  (Hướng dẫn sử dụng Khoa Thương)

Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm hoặc có thắc mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất:
Công ty TNHH Khoa học NKTBIO
VPGD: Số 60, đường số 13, Khu Dân cư Bình Hưng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Hotline: 028.3636.5898
Email: info@nktbioco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.