Nội Dung
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là một trong những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm bậc nhất ở các loài động vật, đặc biệt là CHÓ vì tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae là tác nhân chính gây nên bệnh dại, chúng được tìm thấy trên toàn thế giới.
Bệnh này được xem là một nỗi ám ảnh lớn cho những người nuôi thú cưng. Theo nhiều báo cáo cho biết, số ca mắc bệnh dại ở chó chiếm tỉ lệ cao nhất với 97% , 3% còn lại là mèo và các động vật khác.
Con đường lây nhiễm bệnh dại ở chó
Virus dại chủ yếu đi vào cơ thể vật nuôi qua các vết thương hở theo 2 con đường: trực tiếp và gián tiếp.
- Trực tiếp: Bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó bị cắn hay bị thương bởi các loài động vật mắc bệnh dại khác.
- Gián tiếp: Người và chó cũng có thể bị virus dại xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lành khi tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.
Biểu hiện bệnh
Bệnh dại có 2 dạng phổ biến là bệnh dại điên cuồng và bệnh dại tiềm ẩn.
– Bệnh dại điên cuồng: được đặc trưng bởi những thay đổi hành vi cực đoan, bao gồm hung hăng và hành vi tấn công.
– Bệnh dại tiềm ẩn (hay còn gọi là bệnh dại câm): có đặc điểm là yếu và mất phối hợp, tiếp theo là tê liệt.
Vì vậy, nếu không được điều trị ngay khi có các triệu chứng ban đầu thì khả năng cứu chữa là rất thấp.
Ngoài ra, bệnh này còn một số triệu chứng điển hình khác như sốt, động kinh, tê liệt, cứng hàm, nhút nhát hoặc dữ tợn bất thường, ra nhiều nước miếng, thay đổi thái độ và hành vi liên tục.
Cách phòng tránh bệnh dại
Bệnh dại là bệnh không thể chữa trị được, do đó phòng ngừa bệnh là một việc làm quan trọng và cần thiết để đảm bảo thú cưng không mắc bệnh này.
Hiện nay, tiêm phòng được biết đến là biện pháp ngăn ngừa bệnh dại phổ biến nhất. Một số loại vacxin phổ biến như vacxin cổ điển của Pasteur (vắc xin Fermi, Hemip, vắc xin Semple), vắc xin Fuenzalida, vắc xin của viện Merieux (Pháp)…
Ngoài ra, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi ở, vật dụng, đồ chơi của thú cưng cũng góp phần phòng chống bệnh dại cho chúng. Nơi ở gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp giúp bất hoạt virus, ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của rất nhiều căn bệnh tiềm tàng. Thường xuyên khử trùng vật dụng, đồ chơi cũng như khay ăn của chúng bằng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo sức khỏe của chó. Kiểm soát chặt chẽ thú cưng tránh để chúng chạy lung tung nơi công cộng vì điều này rất có thể sẽ khiến chúng vô tình tiếp xúc với một số cá thể mang mầm bệnh và mang bệnh về nhà.
Cách chẩn đoán bệnh
Bệnh dại là một trong những loại bệnh virus có thể lây lan rất nhanh và tỷ lệ tử vong đến 90%. Nếu có thể biết trước thú cưng có dính vào bệnh dại hay không để phòng tránh hoặc cách ly những con chó khác để tránh trường hợp lây nhiễm.
Nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây vật nuôi sẽ được cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của chúng đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều .
- Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại nhưng lại đòi hỏi phải có mô não, vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới đã phát triển ra một loại xét nghiệm nhanh (Rapid Test Kit) giúp phát hiện virus Rabies (virus dại) trên chó từ mẫu xét nghiệm “nước bọt” của chúng.
Tóm lại, Bệnh dại ở chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây hại trên cơ thể các loài động vật máu nóng, đặc biệt là chó và bao gồm cả con người. Vì vậy, khi nhận ra được các biểu hiện bệnh dại ở chó, bạn nên báo cáo đến địa phương để có đội xử lý kịp thời chứ không nên tự mình giải quyết. Và nhớ cho chó của mình đi tiêm phòng bệnh dại khi chúng vừa tròn 3 tháng tuổi và tiêm định kỳ theo lịch tiêm phòng của bác sĩ thú y để có thể phòng ngừa dại cho thú cưng của mình.
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh dại trên chó – Nguy hiểm cận kề: http://hanoipetcare.vn/benh-dai-tren-cho-nguy-hiem-can-ke/
- Bệnh dại ở chó – Nguyên nhân , dấu hiệu và triệu chứng: https://petshopsaigon.vn/tin-tuc/benh-dai-o-cho
Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm hoặc có thắc mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất:
Công ty TNHH Khoa học NKTBIO
VPGD: Số 60, đường số 13, Khu Dân cư Bình Hưng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Hotline: 028.3636.5898
Email: info@nktbioco.com