Chẩn đoán chính xác bệnh lý trong thú y được xem là thành quả của bất kỳ bác sĩ thú y nào; việc điều trị, tiên lượng và theo dõi bệnh ở vật nuôi mang lại cơ hội cao để cải thiện tình trạng bệnh của chúng.
Thực tế, việc chẩn đoán chính xác trong lĩnh vực vi sinh vật thú y thông thường phải thực hiện qua nhiều bước: từ bước xử lý gây mê đến bước lấy mẫu ruột non/ hoặc ruột già để đánh giá. Mặc dù, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong được cải thiện, những rào cản chính là các nhà lâm sàng từ chối các đánh giá tiếp theo vì chi phí cao, tác dụng phụ của gây mê hoặc lo lắng về việc không chẩn đoán ra bệnh. Điều này đưa chúng ta đến một câu hỏi lớn:
Các kỹ thuật xét nghiệm nào để xem là ít xâm lấn và khả năng chẩn đoán chính xác cao? Và một giải pháp nên được xem xét là xét nghiệm PCR ở thú y.
Sinh lý bệnh học với kỹ thuật PCR
Về cơ bản, xét nghiệm PCR có thể thực hiện trên bất kỳ loại mô tế bào hoặc mẫu dịch nào. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế sinh lý bệnh học virus hoặc vi khuẩn để xác định mẫu bệnh phẩm nào cần được thu thập.
Ví dụ về bệnh lý A: tác nhân gây bệnh cư trú ở hệ thống mạch máu trong cơ thể vật nuôi. Vì vậy, để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh lý A, mẫu bệnh phẩm được lấy là mẫu máu.
Ví dụ về bệnh lý B: tác nhân gây bệnh thông thường xuất hiện trong máu, tuy nhiên sau đó lại xâm nhập vào tế bào gan tùy theo giai đoạn bệnh. Câu hỏi đặt ra là, bệnh phẩm cần lấy để thực hiện xét nghiệm PCR là gì? Nếu chúng ta lấy mẫu máu làm xét nghiệm, cho kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh B. Tuy nhiên, nếu kết quả đó là âm thì không thể xác định tác nhân đó có tồn tại hay không, vì tại thời điểm đó tác nhân này có thể tồn tại ở tế bào gan. Trong trường hợp này, xét nghiệm PCR được lựa chọn là một xét nghiệm tầm soát sơ bộ, và cần phải thực hiện kết hợp thêm các xét nghiệm như huyết thanh học hoặc thậm chí là sinh thiết.
Ví dụ về bệnh lý C: quá trình lây nhiễm không chỉ biểu hiện ở đường hô hấp mà ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (ví dụ như vi khuẩn Mycobacterium genevense). Nếu xét nghiệm PCR phát hiện tác nhân gây bệnh C, bệnh phẩm cần lấy có thể là phân hoặc bệnh phẩm từ đường hô phấp. Nếu kết quả xét nghiệm từ bệnh phẩm đường hô hấp dương tính với tác nhân gây bệnh, sau đó kiểm tra bệnh phẩm phân thì chúng ta sẽ không biết rõ giai đoạn bệnh tiến triển như thế nào ở hệ thống hô hấp. Vì thế, việc theo dõi giai đoạn tiến triển bệnh là rất quan trọng trong bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán nào.
Bên cạnh đó, xét nghiệm PCR không có sự khác nhau giữa vi sinh vật sống và chết; Nucleic acid tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy bất kỳ đâu ở vật chủ. Do đó, chúng ta cần phân biệt những loại tác nhân nào thật sự gây bệnh. Ví dụ, kết quả xét nghiệm PCR dương tính với tác nhân Macrorhabdus ornithogaster, một tác nhân nhiễm trùng ở loài vẹt nhỏ, nhưng chưa được báo cáo lây nhiễm ở loài vẹt từ trung đến lớn: nếu bệnh này được ghi nhận ở vẹt con hoặc vẹt đuôi dài thì được xem là có mối liên quan lâm sàng. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm dương tính được tìm thấy ở loài vẹt đuôi dài khác, thì cần phải điều tra và đánh giá thêm về ảnh hưởng môi trường ứng với khả năng lây nhiễm từ một loài chim khác.
Tóm lại, việc chẩn đoán bệnh thú y bằng phương pháp PCR là công cụ nhanh chóng và hiệu quả, cung cấp cho Bác sĩ thú y một phương tiện chẩn đoán tin cậy, chính xác và không xâm lấn.
Nguồn: www.moichor.com