Vi khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) và giải pháp xét nghiệm phát hiện bệnh

Vi khuẩn Streptococcus nhóm B là vi khuẩn Gram dương được tìm thấy ở khoảng 20 – 40% người trưởng thành, phổ biến nhất là ở các thai phụ. Chúng thường tồn tại trong âm đạo và trực tràng của thai phụ nên có thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ và gây ra một số bệnh nguy hiểm, có thể tử vong.

1. Vi khuẩn Streptococcus nhóm B

Liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm B (tên tiếng Anh: Group B Streptococcus – GBS) thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, được tìm thấy trên toàn thế giới. Khoảng 20 – 40% người trưởng thành mang vi khuẩn này, tỷ lệ tùy thuộc vào dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường. Chúng thường được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của thai phụ và một số người khỏe mạnh. Vi khuẩn GBS có tính chất nhất thời có nghĩa là vi khuẩn có thể đến rồi đi và đây không phải là bệnh nhiễm qua đường tình dục. 

Hình 1. Hình ảnh 3D của vi khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS).

Tuy vi khuẩn này vô hại với người mang nhưng nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến em bé khi sinh con. GBS là tác nhân gây nhiễm khuẩn hàng đầu, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh. Nhiễm GBS giai đoạn sớm gây ra viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não. 

Theo WHO, ước tính mỗi năm có khoảng 150,000 trẻ chết non và chết ở giai đoạn sơ sinh do GBS. Do đó, việc phát hiện nhanh và chính xác sự xâm nhiễm GBS ở thai phụ sẽ hữu ích trong việc ngăn chặn nhiễm GBS hiệu quả hơn và giảm được các gánh nặng bệnh tật do GBS gây ra. 

2. Giải pháp xét nghiệm phát hiện bệnh

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và ảnh hưởng đến thai nhi thì thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B cho tất cả phụ nữ mang thai từ tuần thứ 35 đến 37 của mỗi thai kỳ là một việc làm cần thiết và quan trọng. Có thể thực hiện xét nghiệm bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó xét nghiệm dựa trên nguyên tắc của kỹ thuật real-time PCR với độ nhạy, độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và chính xác.

AccuPid GBS Detection Kit của hãng sản xuất Khoa Thương là một xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn Streptococcus nhóm B (Streptococcus agalactiae) trong các mẫu dịch phết âm đạo – trực tràng. Xét nghiệm này định tính dựa trên kỹ thuật real-time PCR sử dụng mẫu dò Taqman cho phép phát hiện nhanh và chính xác vi khuẩn GBS trong các mẫu bệnh phẩm. Kit có ưu điểm là dễ thực hiện, độ đặc hiệu, độ nhạy cao; có chứng nội ngoại sinh và các đối chứng khác để kiểm soát khả năng dương tính giả, âm tính giả .

Hình 2. Bộ hóa chất phát hiện vi khuẩn Streptococcus nhóm B của hãng sản xuất Khoa Thương: AccuPid GBS Detection Kit.

AccuPid GBS Detection Kit sử dụng một cặp mồi và mẫu dò Taqman bắt cặp trên một vùng trình tự dài 154 bp của gene cfb trong bộ gene GBS. Nhân bản DNA GBS bằng cặp mồi đặc hiệu và sản phẩm được phát hiện bởi tín hiệu huỳnh quang thu được. 

Kit hoạt động dựa trên hai bước chính:

(1) Xử lý và tách chiết mẫu để thu được DNA của GBS; 

(2) Tiến hành phản ứng PCR: Nhân bản DNA GBS bằng cặp mồi đặc hiệu và xác định sự hiện diện của DNA GBS dựa trên tín hiệu huỳnh quang. 

Ngoài ra, hỗn hợp còn chứa một cặp mồi và mẫu dò TaqMan đặc hiệu cho một đoạn DNA nhân tạo có trình tự khác trình tự gene của GBS gọi là chứng nội ngoại sinh (internal control, IC) – đã được ly trích cùng với DNA trong mẫu nhằm phát hiện các chất ức chế có trong mẫu và kiểm soát hiệu quả của quá trình tách chiết DNA cũng như phản ứng PCR.

Sự gia tăng số lượng sản phẩm PCR được theo dõi theo thời gian thực (real-time) bằng cách đo mật độ tín hiệu huỳnh quang phát ra trong suốt quá trình PCR. Khi phản ứng PCR xảy ra, mẫu dò bắt cặp với vùng gen mục tiêu nằm giữa 2 mồi và bị phân cắt bởi hoạt tính 5’-3’ exonuclease của Taq DNA polymerase. Sự gia tăng tín hiệu huỳnh quang sẽ mạnh hơn sau mỗi chu kỳ và tương ứng với lượng sản phẩm PCR được tạo ra. Số lượng mục tiêu ban đầu càng cao thì tín hiệu huỳnh quang thu được càng sớm, vượt qua tín hiệu huỳnh quang nền. Mẫu cho tín hiệu huỳnh quang vượt khỏi tín hiệu nền là mẫu dương tính với GBS.  

Toàn bộ quy trình có thể hoàn tất trong 4 giờ.

Tóm lại, tuy GBS vô hại đối với người mang mầm khuẩn nhưng lại ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tật và tử vong ở trẻ. Vì vậy, nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nếu bạn có quan tâm đến sản phẩm cần hỗ trợ, tư vấn thì có thể liên hệ với chúng tôi:
Công ty TNHH Khoa học NKTBIO
VPGD: Số 60, đường số 13, Khu Dân cư Bình Hưng, Ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 028.3636.5898
Email: info@nktbioco.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.