Bệnh tay chân miệng và cách phát hiện bệnh bằng kỹ thuật Real-time PCR

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Căn bệnh này đáng sợ như thế nào, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phát hiện bệnh … sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết lần này. Hãy tham khảo bài viết bên dưới đây nhé! 

Bệnh tay chân miệng là gì? 

Bệnh tay chân miệng (BTCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người,  do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus týp 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 ít gây biến chứng, người bệnh có thể tự khỏi. Ngược lại, người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 (EV71) gây nhiều bứng chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể gây tử vong. Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus týp 71, một số chủng khác gồm nhóm A (Coxsackie A4-7, A9, A10) và nhóm B (B1-3, B5) có thể là nguyên nhân gây bệnh. 

Hình 1. Enterovirus gây bệnh tay chân miệng

Tại Việt Nam, BTCM xuất hiện quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, thời điểm bùng dịch được ghi nhận vào 2 thời điểm chính:  từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Theo thống kê từ WHO, hàng năm có khoảng 50 000 – 100 000 ca BTCM được ghi nhận; đặc biệt ở phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% các trường hợp trong cả nước.

Triệu chứng BTCM ban đầu có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Tình trạng biếng ăn và khó chịu cũng có thể xảy ra. Sau thời điểm khởi phát sốt khoảng 1 hoặc 2 ngày, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng, hoặc cả hai. Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn. Vì vậy, trẻ bị BTCM nếu xuất hiện một số các biểu hiện khác thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để ngăn ngừa các biến chứng xấu của bệnh.

Giải pháp phát hiện bệnh bằng kỹ thuật real-time PCR

Hiện nay, có nhiều giải pháp để phát hiện bệnh và xét nghiệm bằng kỹ thuật real-time PCR là một trong số đó. Với độ nhạy, độ đặc hiệu cao, xét nghiệm này cho phép phát hiện các tác nhân gây bệnh nhanh chóng và chính xác. 

Quy trình thực hiện gồm 4 bước cơ bản như:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu (dịch phết sinh dục, nước tiểu)

Bước 2: Tách chiết RNA

Bước 3: Phản ứng phiên mã ngược từ RNA thành cDNA và nhân bản vùng trình tự mục tiêu bằng hệ mồi đặc hiệu và thu nhận tín hiệu huỳnh quang bằng thiết bị real-time PCR.

Bước 4: Phân tích kết quả

Quá trình có thể hoàn tất trong khoảng 3 – 4 giờ.

Hình 2. Giải pháp phát hiện Enterovirus ở bệnh nhân bị BTCM bằng kỹ thuật Real time PCR. Bộ GeneProof Enterovirus PCR Kit của hãng Geneproof (Cộng Hòa Czech). 

Chuẩn bị mẫu

Dịch não tủy, phết họng, phết trực tràng hoặc các loại dịch cơ thể nghi ngờ nhiễm enterovirus.

Tách chiết RNA

RNA trong mẫu bệnh phẩm được tách chiết và tinh sạch nhằm loại bỏ các chất gây ức chế phản ứng PCR. Các phương pháp tách chiết RNA thường bao gồm bước biến tính protein; cố định RNA và rửa trôi các chất ức chế; và thu nhận RNA tinh sạch. Các chất gây biến tính protein sẽ phá vỡ cấu trúc các protein trên tế bào người và vi khuẩn, virus, nấm,…từ đó làm vỡ tế bào và giải phóng RNA bộ gen. Sau đó, RNA được giữ lại trên các giá thể phù hợp và loại bỏ chất gây ức chế bằng các dung dịch rửa giải. Cuối cùng, RNA tinh sạch được thu hồi bằng cách hòa tan RNA trong dung dịch bảo quản.

Nhân bản và phát hiện

Phản ứng PCR

Taq DNA polymerase trong phản ứng PCR không sử dụng RNA làm mạch khuôn cho quá trình nhân bản. Vì vậy, để phản ứng PCR xảy ra, RNA của Enterovirus cần phải được chuyển thành cDNA thông qua phản ứng phiên mã ngược. 

Trong phản ứng Onestep Real-time RT-PCR, cDNA có được từ phản ứng phiên mã ngược sẽ được trực tiếp sử dụng cho phản ứng PCR. Đầu tiên, nhiệt độ phản ứng được nâng cao làm các phân tử DNA bị biến tính thành dạng mạch đơn và hoạt hóa enzyme Taq DNA polymerase. Khi ống phản ứng được làm mát, các đoạn mồi đến bắt cặp với vùng gen mục tiêu. Nhờ có sự hiện diện của ion Mg2+ và các deoxynucleotide triphosphate (dNTP) ở nồng độ cao, Taq DNA polymerase sẽ kéo dài mồi để tạo nên các phân tử DNA mạch đôi gọi là amplicon. Việc tăng và giảm nhiệt độ của phản ứng được máy luân nhiệt lặp lại theo số chu kỳ đã định trước. 

Phát hiện sản phẩm

Với việc sử dụng mẫu dò đánh dấu huỳnh quang (mẫu dò Taqman), sự gia tăng số lượng sản phẩm PCR có thể được theo dõi theo thời gian thực (real-time) bằng cách đo mật độ tín hiệu huỳnh quang phát ra trong suốt quá trình PCR. Khi mẫu dò vẫn còn nguyên vẹn, tín hiệu huỳnh quang phát ra bởi reporter sẽ bị quencher thu hút. Khi phản ứng PCR xảy ra, mẫu dò bắt cặp với vùng gen mục tiêu nằm giữa 2 mồi và bị phân cắt bởi hoạt tính 5’ – 3’ exonuclease của Taq DNA polymerase. Lúc này, phân tử reporter và quencher được tách nhau ra và tín hiệu huỳnh quang thu được từ reporter trở nên mạnh hơn. 

Phân tích kết quả

Sự có mặt hay vắng mặt của RNA mục tiêu được xác định dựa trên sự có hay không có sản phẩm PCR thông qua việc quan sát tín hiệu huỳnh quang trên thiết bị.

Tóm lại, BTCM là bệnh truyền nhiễm thường gặp và ít gây ra nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. 

Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn hoặc đặt mua sản phẩm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty TNHH Khoa học NKTBIO
VPGD: Số 60, đường số 13, khu Dân cư Bình Hưng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Hotline: 028.3636.5898
Email: info@nktbioco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.